Quy trình thiết kế kiến trúc 9 bước chi tiết và chuyên nghiệp nhất

Thiết kế kiến trúc là một công việc cần sự đầu tư kỹ lưỡng, ngay từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng đến thi công hoàn thiện. Để làm được việc đó, ngoài việc lựa chọn một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, bạn cũng cần phải nắm rõ quy trình thiết kế kiến trúc. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được quá trình thiết kế tốt hơn và không mất quá nhiều thời gian trao đổi cách làm việc.

Tại sao phải có quy trình thiết kế kiến trúc?

Quy trình thiết kế kiến trúc sẽ giúp cho khách hàng làm việc dễ dàng, nắm bắt tiến độ, dự trù và có kế hoạch đầu tư chi phí hợp lý. Đồng thời, khi công trình được thực hiện theo đúng quy trình sẽ đảm bảo kết quả hoàn thiện tốt nhất, tính thẩm mỹ cao và đáp ứng được mong muốn như ý tưởng ban đầu của khách hàng.

Tại sao phải có quy trình thiết kế kiến trúc rõ ràng

Tại sao phải có quy trình thiết kế kiến trúc rõ ràng

9 bước trong quy trình thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế kiến trúc, nhân viên thiết kế sẽ gặp khách hàng để tìm hiểu thông tin, nắm bắt được các nhu cầu, các hạng mục thực hiện của họ.

Sau đó cả 2 bên cùng nhau bàn bạc, trình bày cách làm việc, trao đổi nội dung hợp đồng trước khi đặt bút tiến hành ký kết.

quy trình thiết kế kiến trúc: Tiếp nhận thông tin khách hàng

Tiếp nhận thông tin khách hàng

Bước 2: Tư vấn

Sau khi nắm được thông tin, nhu cầu và ý tưởng ban đầu của khách hàng. Bước tiếp theo, đội ngũ kiến trúc sư có chuyên môn sẽ tư vấn về phương án thiết kế, cách bố trí, lựa chọn phong cách sao cho hiệu quả và phù hợp với mong muốn ban đầu của khách hàng.

Bước 3: Hợp đồng

Quá trình ký kết hợp đồng phải đảm bảo các nội dung: điều kiện pháp lý, hạng mục thiết kế, phạm vi công việc, tiến độ thực hiện và chi phí thực hiện.

Tất cả những thông tin đều đã được hai bên trao đổi và bàn bạc kỹ càng ở 2 bước trên.

Quy trình thiết kế kiến trúc hợp đồng

Hợp đồng được thỏa thuận kĩ lưỡng trước khi ký kết

Bước 4: Phác thảo ý tưởng sơ bộ

Đơn vị thiết kế sẽ lên phương án sơ bộ từ ý tưởng ban đầu kết hợp cùng ý tưởng của các kiến trúc sư. Đồng thời trình bày những ưu, nhược điểm của từng phương án để chủ đầu tư cân đối và lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Bước 5: Hồ sơ xin phép xây dựng

Từ phương án sơ bộ, tiếp theo sẽ tiến hành triển khai bản vẽ và cung cấp các thủ tục cần thiết để xin giấy phép xây dựng.

Bước 6: Triển khai bản vẽ chi tiết

Đây là bước quan trọng trong quy trình thiết kế kiến trúc. Kiến trúc sư sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với chủ đầu tư nhiều lần để trao đổi về kết cấu, công năng, phong thủy, thẩm mỹ cho công trình.

Sau đó, kiến trúc sư sẽ lên các bản vẽ: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh 3D sơ bộ,…

Yêu cầu của bản vẽ thiết kế chi tiết phải đảm bảo tuân theo các nguyên lý thiết kế kiến trúc cơ bản.

Quy trình thiết kế kiến trúc

Kiến trúc sư cùng khách hàng triển khai bản vẽ chi tiết

Bước 7: Bàn giao hồ sơ

Bộ hồ sơ kiến trúc bao gồm:

  • Hồ sơ kết cấu
  • Bản thiết kế kiến trúc
  • Bản thiết kế phần điện – nước
  • Dự toán chi phí

Nhận đầy đủ hồ sơ là một việc quan trọng trong quy trình thiết kế kiến trúc, làm cơ sở để triển khai kỹ thuật thi công.

Bước 8: Tiếp xúc nhà thầu thi công

Đơn vị thiết kế sẽ giới thiệu tới khách hàng một số nhà thầu thi công chuyên nghiệp, uy tín. Nếu khách hàng đã có nhà thầu, cả 2 bên sẽ cùng nhau tiếp xúc để lựa chọn được đơn vị thi công có giá và chất lượng tốt nhất.

Quy trình thiết kế kiến trúc

Đơn vị thiết kế tiếp xúc với nhà thầu thi công

Bước 9: Giám sát quyền tác giả

Trong quá trình thi công, công ty sẽ cử giám sát đến kiểm tra những công đoạn quan trọng. Nếu bên thi công thực hiện không đúng theo yêu cầu bản vẽ, bên thi công sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục lại cho đúng. Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình của khách hàng.

Gọi điện thoại
0985.898.187
Chat Zalo